Số lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay98
mod_vvisit_counterHôm qua200
mod_vvisit_counterTuần này578

Thủng tạng rỗng là một dạng cấp cứu ngoại khoa thường gặp.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, suy đa tạng,... càng làm tăng nguy cơ tử vong

Khoảng 11 giờ 45 phút ngày 15/11/2024, khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc Bệnh viện Quận 1 tiếp nhận trường hợp một bệnh nhân nam, 61 tuổi, nhập viện vì đau bụng dữ dội vùng thượng vị. Bệnh nhân khai, cách nhập viện 01 ngày, bệnh nhân đau bụng quặn cơn nhẹ, sau cơn còn đau âm ỉ, không khám hoặc điều trị gì. Cách nhập viện khoảng 02 giờ, bệnh nhân đột ngột đau dữ dội vùng thượng vị, đau liên tục, lan khắp bụng, không tư thế giảm đau kèm buồn nôn, không nôn. Đau càng ngày càng tăng dần nên khám tại Bệnh viện Quận 1.

Bác sĩ trực cấp cứu khám thấy bụng bệnh nhân gồng cứng như gỗ - dấu hiệu điển hình của tình trạng “Thủng tạng rỗng” và chỉ định x quang bụng khẩn. Kết quả chụp phim x quang bụng ghi nhận hình ảnh liềm hơi dưới hoành càng giúp khẳng định chẩn đoán. Bác sĩ chuyên khoa Ngoại tiêu hóa mời hội chẩn toàn bệnh viện, thống nhất chẩn đoán Thủng tạng rỗng nghĩ nhiều do thủng dạ dày, tiến hành mổ cấp cứu cho bệnh nhân lúc 15 giờ, chỉ sau 3 giờ kể từ khi nhập viện.

Liềm hơi dưới hoành trái trên phim x quang bụng đứng không sửa soạn

Tại phòng mổ, bác sĩ ghi nhận một lỗ thủng lớn, đường kính khoảng 01cm ở mặt trước dạ dày. Trong ổ bụng có nhiều dịch đục và thức ăn xì dò qua lỗ thủng. Ê kíp mổ tiến hành hút dịch và thức ăn, rửa sạch ổ bụng, sinh thiết bờ lỗ thủng gửi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh và khâu lỗ thủng. Sau mổ 02 ngày, bệnh nhân trung tiện được, còn đau vết mổ, được uống nước đường. Sau mổ 03 ngày, vết mổ khô, bớt đau nhiều, bệnh nhân ăn được cháo.

Lỗ thủng dạ dày, đường kính khoảng 1cm

Bác sĩ nhận định, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt do vào viện sớm, chẩn đoán chính xác và phẫu thuật kịp thời, giúp bệnh nhân tránh rơi vào tình trạng nặng hơn, đặc biệt là sốc nhiễm trùng.

Bác sĩ Phan Đức Vĩnh Phúc - Phẫu thuật viên chính thăm khám bệnh nhân

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo người dân nên đi khám và kiểm tra sức khỏe, tầm soát viêm loét dạ dày – tá tràng, tránh để lâu ngày gây biến chứng thủng loét dạ dày – tá tràng.

Hiện nay, phòng khám nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Quận 1 đã trang bị máy nội soi Olympus CV 170 hiện đại, sử dụng hệ thống dải tần ánh sáng hẹp NBI, giúp phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa.

Lịch sử hình thành:

Năm 1976 Phòng Y Tế Quận 1 được thành lập trên  cơ sở sát nhập Phòng Y Tế Quận 1 và Quận2(cũ), toàn quận lúc đó có 25 phường, hiện nay sắp xếp lại thành 10 phường (mỗi phường có một trạm y tế).

Ngày 22/11/1993, Trung Tâm Y Tế Quận 1 được thành lập theo quyết định số 1751/QĐ-UB-NC của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Trung Tâm Y Tế Quận 1 chịu sự chỉ đạo quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh và chịu sự chỉ đạo quản lý của Uỷ Ban Nhân Dân Quận 1 trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển y tế toàn quận.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, Trung tâm Y tế quận huyện ( trong đó có Trung tâm Y tế quận 1 ) tách thành 3 đơn vị : Phòng Y tế ( đơn vị hành chính ), Bệnh viện và Trung tâm Y tế Dự phòng Q1 ( đơn vị sự nghiệp ).


Bệnh Viện Quận 1 được thành lập theo Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 23/01/2007 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh Viện Quận 1 gồm 2 cơ sở (Cơ sở 1 số 338 Hai Bà Trưng - Phường Tân Định và Cơ sở 2 số 235-237 Trần Hưng Đạo - Phường Cô Giang)

 

Nhiệm vụ - Chức năng:

1.  Cấp cứu, khám chữa bệnh.

2.  Đào tạo cán bộ y tế: Là cơ sở thực hành cho các lớp Đại học và Trung học Y tế, liên tục đào tạo liên tục cho các cán bộ Y tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe.

3.  Nguyên cứu Khoa học.

4.  Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Lập kế hoạch, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn và chỉ đạo Trạm Y tế phường thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị.

5.  Phòng bệnh, nâng cao sức khỏe: Phối hợp với các đơn vị Y tế dự phòng thường xuyên thực hiện phòng bệnh dịch trên địa bàn Quận 1,  tuyên truyền sức khỏe cho cộng đồng.

6.  Hợp tác quốc tế: Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy

định của Nhà nước.

 

Tổ chức bộ máy:

Ban lãnh đạo bệnh viện:

  • Giám Đốc:                      Bs Nguyễn Thành Tâm
  • Phó Giám Đốc:              Bs Lê Thanh Vân
  • Phó Giám Đốc:              Bs Lưu Quang Trung

Các phòng chức năng: ( Lầu 3, số 338 Hai Bà Trưng - phường Tân Định)

  • Phòng kế hoạch tổng hợp và Vật tư trang thiết bị y tế
  • Phòng Điều dưỡng
  • Phòng Tổ chức cán bộ - Hành chính quản trị
  • Phòng Tài chính - Kế toán

Các khoa:

  • Khoa Dược ( Lầu 3, 338 Hai Bà Trưng - phường Tân Định)
  • Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn

Nhân sự:

  • Tổng số cán bộ công nhân viên định biên: 116
  • Tổng số cán bộ công nhân thực chất đang làm việc trong Bệnh viện: 226

Thành tích:

Nhận bằng khen của UBND TPHCM ( 2018 - 2019 ).

Bệnh viện đạt : "Tập thể lao động xuất sắc" năm 2018, 2019, 2021.

 


 

* Báo cáo tự kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2023 *

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 09 Tháng 8 2024 13:21